Thực hiện những điều này sẽ giúp bạn giảm thiểu được “hậu quả” trong trường hợp không may mất điện thoại.
Sự phụ thuộc ngày càng tăng tiến của chúng ta vào điện thoại đang khiến việc bị mất chúng thực sự trở thành một vấn đề lớn! Khi tình huống chẳng ai mong muốn này xảy ra, dưới đây là những gì bạn nên làm. Bên cạnh đó, bài viết cũng mang đến một số thông tin để bạn không phải “mất bò mới lo làm chuồng” nữa. Trước khi điện thoại… bị mất Nếu bạn chưa bị mất điện thoại, rõ ràng đây là một tin tốt lành và rất nhiều cách giúp giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của vấn đề khi tình huống chẳng ai mong muốn mang tên “mất điện thoại” xảy ra, trong đó điều quan trọng nhất là kích hoạt chế độ Android Device Manager (nếu bạn dùng Android) hoặc Find My iPhone (nếu bạn dùng iOS). Thực tế, Android Device Manager và Find My iPhone đều là những tính năng quan trọng mà các nhà sản xuất di động khuyên người dùng nên thiết lập ngay trong quá trình cài đặt, thiết lập máy lần đầu tiên. Trên điện thoại Android, Android Device Manager được đặt trong ứng dụng Google Settings, trong khi đó trên iPhone, Find My iPhone được đặt trong mục Settings > iCloud. Bạn cũng nên đặt mật khẩu cho điện thoại hoặc cài bảo mật bằng cảm biến vân tay (nếu có) trênsmartphone của mình. Dĩ nhiên, những phương pháp bảo mật này vẫn có thể bị phá bỏ bằng một cách nào đó, tuy nhiên nó cũng gây ra những khó khăn nhất định đầu tiên khi kẻ xấu muốn xâm nhập vào thiết bị của bạn. Trong một số trường hợp, bạn vẫn có thể sẽ gặp được một nhân vật tốt bụng nào đó muốn gửi trả lại điện thoại nhưng không thể vào bên trong máy để lấy thông tin liên lạc. Vì thế, hãy thêm một số thông tin “danh bạ khẩn cấp” với khả năng hiển thị trên màn hình khóa. Trên Android, người dùng có thể vào ứng dụng Google Settings > Security > Owner info. Trên iPhone, thông tin liên lạc khẩn cấp có thể được thêm vào ở phần Medical ID trong ứng dụng Health. Lúc này, thông tin sẽ được hiển thị nếu ai đó nhấn vào Emergency trên màn hình khóa. Đáng chú ý, người nhặt được máy cũng có thể hỏi Siri, “who does this phone belong to?” để nhận được câu trả lời liên quan đến thông tin chủ nhân thiết bị. Dù vậy, điều này chỉ thực hiện được nếu bạn cho phép Siri hoạt động được trên màn hình khóa (tùy chọn ở mục Settings > Touch ID & Passcode). Bên cạnh đó, bạn cũng phải nhập thông tin cá nhân ở My Info trong ứng dụng danh bạ, để từ đó Siri biết thông tin về bạn. Định vị, khóa máy và xóa dữ liệu từ xa Đây là lúc Android Device Manager và Find My iPhone phát huy tác dụng khi chúng đều có tính năng cho phép người dùng định vị thiết bị thất lạc, khóa máy và xóa dữ liệu từ xa miễn là smartphone có kết nối mạng hoặc có dữ liệu di động. Cả Android Device Manager và Find My iPhone đều có thể truy cập từ nền tảng web hoặc trên bất kì thiết bị di động nào khác. Dù vậy, khi định vị điện thoại, bạn cũng không nên tự mình lần mò theo dấu vết nếu có thể bởi hành động này tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm. Trên thế giới đã ghi nhận nhiều trường hợp người dùng tự lần theo thông tin định vị điện thoại bị mất và rồi gặp nguy hiểm liên quan đến cả tính mạng nếu gặp những người có ý đồ xấu. Trong mọi trường hợp, liên hệ với cảnh sát là một lựa chọn an toàn hơn. Bảo vệ tài khoản của bạn Nếu smartphone của bạn chưa được kích hoạt các tính năng theo dõi – tương tác từ xa và cũng không cài đặt bất kì loại mật khẩu nào. Đã đến lúc bạn nên kiểm tra và đảm bảo an toàn cho các tài khoản online của mình an toàn càng nhanh càng tốt. Hiện nay, hầu hết các dịch vụ lớn như Facebook, Gmail hay Twitter đều hỗ trợ người dùng xem thông tin về các thiết bị đang đăng nhập vào tài khoản và cho phép đăng xuất từ xa. Ví dụ, bạn có thể đăng xuất từ xa các thiết bị đang đăng nhập tài khoản của mình bằng cách vàoGoogle Account đối với Gmail. Trên Facebook, hãy mở mục Settings > Security, nhấn vào Edit và chọn Where You’re Logged In để thực hiện điều tương tự. Sau đó, bạn vẫn được khuyên là nên đổi mật khẩu tất cả các tài khoản quan trọng của mình để tránh các tình huống không mong muốn một cách tối đa nhất.(Tham khảo: Gizmodo)