Nhiều thiết bị điện đã được tắt nhưng vẫn hoạt động, ổ cắm điện vẫn dùng điện dù không sử dụng – nếu như bạn loại bỏ 2 nguồn tiêu thụ này, bạn có thể tiết kiệm được 10% chi phí điện hàng tháng.
Nhiều thiết bị điện đã được tắt nhưng vẫn hoạt động, ổ cắm điện vẫn dùng điện dù không sử dụng – nếu như bạn loại bỏ 2 nguồn tiêu thụ này, bạn có thể tiết kiệm được 10% chi phí điện hàng tháng.
Nhiều thiết bị điện chuyển qua chế độ chờ dù đã bấm nút tắt.
Làm so để tiết kiệm 10% chi phí điện hàng tháng?
Theo CNET, các thiết bị điện không tắt hẳn khi ở chế độ chờ. Ngược lại với suy nghĩ của chúng ta, chúng vẫn tự nâng cấp, lưu lại những chương trình yêu thích… Đối với các thiết bị thông minh, chế độ này giúp thiết bị khởi động lại nhanh hơn, tuy nhiên, nó lại ngốn kha khá nguồn năng lượng duy trì. Được biết, lượng điện này được gọi là “năng lượng ma cà rồng”, hoặc “năng lượng rò rỉ”.
Theo Cục Năng lượng Mỹ, năng lượng điện này chiếm 10% hóa đơn tiền điện mà các hộ gia đình phải trả hàng tháng.
TV, đầu đĩa, đầu kỹ thuật số không phải thứ duy nhất dùng điện theo cách này. Rất nhiều người dùng có thói quen cắm sạc 24/7 dù không kết nối với điện thoại. Bạn nên lưu ý rằng: các cục sạc vẫn tiêu tốn khoảng 0,26 watt mỗi ngày khi được cắm vào nguồn, sạc pin laptop tiêu phí khoảng 4,42 watt dù không cắm vào máy và 29,48 watt khi cắm vào thiết bị đã được sạc pin đầy.
Để kiểm tra lượng điện tiêu phí, bạn vẫn cắm điện nhưng thử tắt hết các thiết bị đang chạy trong nhà như: quạt, máy lạnh, máy nước nóng… Sau đó, bạn thử theo dõi số điện: nếu nó vẫn nhảy thì nhiều khả năng lượng điện đang bị các ổ sạc “ngốn”.
Cách tốt nhất hàng đầu là: hãy rút hết sạc khi không dùng đến. Hoặc đối với các ổ điện có dùng công tắc, bạn hãy bấm ngắt để thiết bị điện tử không nằm ở chế độ chờ.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đổi mới thiết bị hoặc đổi loại ít tốn điện hơn.
Xem thêm: Có thể bạn chưa biết – Những mẹo dùng iPhone cực hay
Nguồn: Zing