Sạc điện thoại qua đêm có làm chai pin không? Có ảnh hưởng gì đến “sức khỏe” và độ bền của máy hay không? Người bảo có, người nói không, vậy sự thật là như thế nào?
Sạc điện thoại qua đêm có làm chai pin không? Có ảnh hưởng gì đến “sức khỏe” và độ bền của máy hay không? Người bảo có, người nói không, vậy sự thật là như thế nào?
Sự thật về việc sạc điện thoại qua đêm
Có rất nhiều lời giải thích đến từ những chuyên gia nghiên cứu pin Li-ion gạo cội được đưa ra dựa trên lý thuyết về đặc tính hóa lý của các loại Pin Lithium-ion. Theo đó, pin lithium ion rất nhạy cảm với biến đổi lớn về trạng thái và nhiệt độ, do dó, việc cắm sạc qua đêm sẽ làm cho sạc điện thoại luôn phải duy trì một dòng sạc nhỏ để nạp đầy mỗi khi pin tụt %.
Dòng sạc nhỏ này sẽ làm thay đổi trạng thái sạc vào/ xả ra của Pin liên tục và trong suốt thời gian bạn cắm sạc qua đêm. Và kết luận rằng: đây là lý do khiến pin điện thoại của bạn nhanh chóng bị giảm dung lượng và tiến dần đến trạng thái chai pin.
Thực tế thì: ngành công nghiệp sản xuất điện thoại đã phát triển khá lâu, công nghệ Pin Li-ion cũng đã tồn tại hàng chục năm, do đó, các nhà sản xuất đã tính toán kỹ lưỡng để sản phẩm của họ sống lâu hơn, chứ không phải biến thành phế liệu do người dùng không biết cách sử dụng nó.
Hình ảnh chip quản lý nguồn pin trên điện thoại iPhone 5.
Bạn có biết rằng: mỗi thiết bị sử dụng pin Li-ion ngày nay, ngoài bộ phận lưu trữ năng lượng (Pin), nó còn một bộ phận quan trọng hơn hết: chip quản lý nguồn điện. Con chip này được đóng vai trò như CPU trong một chiếc máy tính cá nhân bình thường. Nhiệm vụ của nó là: chủ động điều tiết, phân phối, đóng ngắt điện sạc vào pin tùy theo từng hoàn cảnh cần thiết.
Trên lý thuyết về sạc Pin Li-ion, sạc điện thoại cung cấp một dòng điện khoảng 1,5 tới 2A và điện thế 5V cho điện thoại để sạc đầy pin, khi pin gần đầy, điện áp trên pin sẽ được tăng dần lên khiến cho dòng điện vào giảm dần xuống tiệm cận 0 Ampe để duy trì pin ở mức 100%.
Đồ thị trên lý thuyết cho thấy sự biến đổi của dòng điện và điện áp khi sạc Pin Lithium-ion.
Còn thực tế thì: khi pin sạc tới 0%, chip quản lý nguồn điện sẽ đóng hoàn toàn dòng sạc chứ không duy trì 1 dòng điện siêu nhỏ nào cả (trái ngược hoàn toàn với lý thuyết). Thêm nữa, để duy trì tình trạng 100% trên Pin, chip quản lý nguồn sẽ chuyển điện thoại của bạn sang chế độ sử dụng điện trực tiếp từ bộ sạc cắm tường chứ không thông qua pin.
Lúc này viên pin trên điện thoại giống như bị rút ra khỏi máy và không có sự tiêu thụ điện từ smartphone. Trên thực tế, đúng là pin Li-ion sẽ bị tự tiêu hao điện năng ngay cả khi không sử dung nhưng mức tiêu giảm này là khoảng 5% trong vòng… 1 tháng.
Do đó, việc cắm sạc điện thoại qua đêm hoàn toàn không gây ra tình trạng nạp/ xả liên tục. Pin không bị giảm tuổi thọ và cũng không ảnh hưởng gì đến smartphone của bạn cả.
Tóm lại bằng một câu:
“Không sao đâu! Vì khi sạc đầy pin, bộ sạc sẽ tự ngắt cho nên không ảnh hưởng gì đến máy và đến pin cả. Với lại điện thoại bây giờ cũng rẻ, hư thì mua cái khác, vấn đề là tiện cho mình là được”. – Trích comment vui của một độc giả.
Từ bây giờ, bạn có thể hoàn toàn yên tâm sạc pin qua đêm mà không phải lo máy bị hỏng pin, chai pin nữa rồi nhé!
>>> Xem thêm: Chặn những người “xài chùa” Wi-Fi bằng điện thoại
Nguồn: Tổng hợp